Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Viết tiêu đề Title và mô tả Description chuẩn SEO

Viết tiêu đề Title và mô tả Description chuẩn SEO


Tiêu đề và mô tả là những thẻ sống còn trong SEO, từ khi nghề này ra đời đến mãi sau này đã và vẫn sẽ như vậy. Vậy viết các thẻ tiêu đề, mô tả ngắn như thế nào và đặt ở đâu thì tốt nhất cho website?

Theo thống kê mới nhất thì tại Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 130 website mới với nhiều nội dung khác nhau. Ngoài việc mã nguồn Code và thiết kế web chuẩn seo ngay từ đầu, việc chăm sóc nội dung website là điều sống còn nếu muốn trụ hạng trên các Search Engine như Google, Bing, Cốc cốc…
Tiêu đề Title và Mô tả ngắn Description là 2 yếu tố sống còn việc web bạn có lên top được hay không. Để  seo nhanh lên top hơn ta cần viết đúng và đủ chuẩn 2 thẻ meta hỗ trợ seo này.

Thẻ tiêu đề Meta Title Tag là gì

Thẻ tiêu đề Meta title SEO là một câu ngắn gọn hoàn chỉnh cung cấp cho các công cụ tìm kiếm (Search Engine) biết nội dung chính xác bài viết là gì để xếp hạng tìm kiếm. Có lên top được hay không thì 20% phụ thuộc Tiêu đề của bạn là gì.

Cấu trúc và độ dài title tag

Câu tiêu đề SEO nên đủ cú pháp gồm: chủ ngữ – vị ngữ, có thể thêm bổ ngữ, trạng ngữ và định ngữ cho tăng hấp dẫn. Không nên Spam title vì chính điều này làm giảm tỉ lệ click vào website bạn.
Độ dài hợp lý của Tiêu đề SEO khoảng 50 đến 60 ký tự (chuẩn hơn phải nói là khoảng 512 pixel). Tất nhiên chả ai rảnh hơi đi ngồi đếm từng chữ cho mỗi tiêu đề, nhưng chúng ta cũng nên áng áng được độ dài, tránh việc bôi lê thê và spam title. Với các web dùng WordPress thì có thể cài Plugin đo độ dài title như Yoast, All in one SEO,…
Tiêu đề cho trang chủ có thể liệt kê tên trang web/doanh nghiệp của bạn và có thể bao gồm các thông tin quan trọng khác như vị trí thực tế của doanh nghiệp hay một vài sản phẩm hay dịch vụ chính của doanh nghiệp.




Meta title seo
Thẻ Meta title SEO sẽ hiển thị trên Google như thế này

Khái niệm title SEO theo Google
Thẻ <title> cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm biết chủ đề của một trang cụ thể là gì. Thẻ <title> phải được đặt trong phần tử <head> của tài liệu HTML. Bạn nên tạo tiêu đề riêng biệt cho mỗi trang trên trang web của mình.
Thẻ tiêu đề dưới con mắt của bọ tìm kiếm

Viết title tag SEO ở đâu

Đối với các website code chuẩn SEO sẽ có chỗ thêm Meta title riêng cho admin, chỉ việc điền vào và chờ đợi Google làm việc. Đây là điều quan trọng sống còn nếu bạn muốn lên top, web bạn chưa có chỗ điền Title? liên hệ với code và sửa thêm ngay!
Vài trường hợp đặc biệt, bạn không cần thẻ Title trong web, cũng chẳng cần điền vào đâu, Google sẽ tự làm việc và vẫn Top như thường. Nhưng đó chỉ với các web thương hiệu lớn hoặc Tên miền đặc biệt, hoặc may mắn đặc biệt… đời là thế đấy.

Phân biệt Title tag và H1

Thẻ tiêu đề title tag SEO về cơ bản KHÁC với tiêu đề H1, nội dung là giống nhau (hoặc na ná) nhưng bản chất là khác nhau nhiều. Chúng ta nên phân biệt được điều này trước khi bắt tay vào làm nội dung web
  • Title tag SEO: Thẻ tiêu đề cho bọ tìm kiếm thấy (người đọc không thấy)
  • Thẻ title H1: Tiêu đề cho người dùng đọc thấy (cả người và bot đều thấy)




Thẻ tiêu đề H1
Thẻ tiêu đề H1 web chuẩn SEO thường tự động nhận

Trong 1 bài viết, chỉ nên sử dụng 01 lần thẻ H1 – đó là nhấn mạnh duy nhất cho 1 content chuẩn SEO. Các nội dung quan trọng khác nên để từ H2 đến H3, H4,… Với web chuẩn SEO, tiêu đề bài viết sẽ mặc định là thẻ H1 của bài viết, chứa từ khóa và nội dung chính của bài.
Ngoài thẻ Meta title SEO thì H1 cũng là thẻ cần thiết để xếp hạng vị trí tìm kiếm cho bạn. Độ dài H1 cũng nên vừa phải, gần giống Title SEO càng tốt, hoặc, nội dung giống y hệt nhau càng có lợi khi SEO.
Một tiêu đề tối ưu nhất phải đảm bảo các yếu tố: Câu văn hoàn chỉnh có độ dài vừa phải, chứa từ khóa và quan trọng là chứa nội dung chính trong bài viết.

Thẻ mô tả Meta Description là gì

Thẻ Meta description là một đoạn văn hoàn chỉnh mô tả tóm tắt nội dung cho bài viết. Đoạn mô tả này phải đảm bảo có cấu trúc gồm: Mở bài, Thân bài và Kết luận. Nội dung phản ánh chính xác bài viết trong web.
Độ dài của thẻ mô tả ngắn description này không có quy định rõ ràng, nhưng theo như Google thì tối đa chũng ta chỉ nên để khoảng từ 290 đến 325 ký tự. Cũng xin lưu ý là không nên spam từ khóa trong mô tả ngắn này.




Meta Description SEO
Thẻ Meta Description SEO xuất hiện trên Google như thế này

Viết description ở đâu

Cũng tương tự như thẻ Title, các website chuẩn SEO luôn có phần điền Description SEO cho Admin, việc của bạn chỉ việc chém sao cho đúng và hay, đây là phần hiển thị trực tiếp trên Google nên sẽ tăng click đáng kể.
Thẻ Meta description dưới con mắt bọ tìm kiếm

Thẻ Description trong SEO

Thẻ mô tả meta description phản ánh trực tiếp nội dung có trong web, đây là phầm mà bot công cụ tìm kiếm soi khá kỹ. Web có lên top hay không cũng phụ thuộc nhiều vào thẻ mô tả này
Có nhiều ý kiến cho rằng nên spam tất cả những từ khóa cần SEO vào thẻ này, từ đó sẽ top tất cả key đó! Đây là nhận định sai lầm, nhiều khi chính nó sẽ giết chết web bạn.
Một thẻ description tối ưu chuẩn SEO tốt nhất cần đầy đủ các yếu tố: là một đoạn văn hoàn chỉnh, dấu chấm, dấu phẩy rõ ràng, độ dài phù hợp và quan trọng phải chứa nội dung chính trong bài viết.
Meta description theo Google định nghĩa
Thẻ meta mô tả của trang cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm khác phần tóm tắt nội dung của trang. Tiêu đề của trang có thể là một vài từ hoặc một cụm từ, trong khi đó thẻ meta mô tả trang có thể là một hoặc hai câu hay thậm chí một đoạn văn ngắn. Google Search Console cung cấp báo cáo Cải tiến HTML hữu ích nhằm cho bạn biết về bất kỳ thẻ meta mô tả nào quá ngắn, quá dài hoặc trùng lặp quá nhiều lần (cũng có thông tin này về thẻ <title>). Giống như thẻ <title>, thẻ meta mô tả được đặt trong phần tử <head> của tài liệu HTML của bạn.

Công cụ kiểm tra Title và Description

Việc kiểm tra tiêu đề và mô tả rất quan trọng, nó định hướng cho Admin thấy được độ dài và nội dung cần thiết cho cả bọ tìm kiếm lẫn người dùng xem.
Hiện nay đa số các website đều làm trên mã nguồn mở WordPressOpencartMagentoDrupalShopify,… đã có sẵn công cụ check kiểm tra độ dài ngắn các thẻ trên. Nếu Web code tay và không có cái gì để đo thì làm thế nào?

Kiểm tra trang web mới





Yoast seo
Yoast SEO hỗ trợ đo lường độ dài các thẻ Title và Description

Giới thiệu với anh em một công cụ đo tiêu chuẩn cho các thẻ SEO, có thể dùng chống cháy nếu Admin web bạn chưa có gì đo, web luôn được cập nhật theo tiêu chuẩn SEO mới nhất: searchwilderness.com

Kiểm tra trang đã index

Việc kiểm tra này khá hay và cần thiết với các trang đã public lâu, xem xem Google thấy bạn như thế nào. Bạn tìm kiếm trực tiếp trên Google, thêm lệnh site: vào trước URL cần kiểm tra, cụ thể:
site:domain.com/noi-dung/ (url cần kiểm tra)
VD: kiểm tra trang đã index, gõ tìm kiếm như sau: site:seomax.net/seo-la-gi-seo-lam-gi/ (xem chi tiết)

Cách viết chuẩn SEO Google

Viết Title và Description là một nghệ thuật, xin khẳng định là như vậy. Với các web mới thì không nói, với các web uy tín và kết quả SEO hòm hòm, bạn viết Tiêu đề + Mô tả tối ưu, các URL mới sẽ tự lên top… thật luôn.

Viết tiêu đề Title chuẩn SEO

Tiêu đề Meta title phải đúng chức năng, mô tả chính xác nội dung của trang, cần viết một tiêu đề tự nhiên và truyền đạt chủ đề của nội dung trang một cách hiệu quả.
Cấu trúc viết tiêu đề chuẩn SEO cho web nội dung, blog:
Từ khóa chính cần SEO + Từ khóa phụ + Ưu điểm + Nhấn mạnh
Cấu trúc viết tiêu đề chuẩn SEO tốt nhất cho web bán hàng:
Từ khóa chính + Loại sản phẩm + Tên hãng + Mã sản phẩm + Ưu điểm
Yếu tố sống còn là bạn chèn từ khóa chính vào đầu tiên của thẻ title, điều này quyết định vị trí SEO của bạn rất nhiều. Lưu ý độ dài vừa phải nhé




cấu trúc title tối ưu
Cấu trúc câu title tối ưu chuẩn SEO

Không nên
  • Chọn tiêu đề chả có chút liên quan đến nội dung trên trang.
  • Sử dụng tiêu đề mặc định chung chung kiểu “Không có tiêu đề” hoặc “Trang mới số 1”
  • Sử dụng một tiêu đề chung cho tất cả các trang hoặc một nhóm lớn các trang trên web
  • Sử dụng các tiêu đề quá dài không hữu ích và spam từ khóa quá nhiều
Tạo tiêu đề riêng biệt cho mỗi trang
Mỗi trang trên trang web của bạn nên có một tiêu đề riêng biệt để giúp Google biết trang này khác biệt với những trang khác như thế nào. Nếu trang web của bạn sử dụng các trang dành riêng cho thiết bị di động, hãy nhớ sử dụng các tiêu đề hay trên các phiên bản dành cho thiết bị di động.

Viết mô tả Description chuẩn SEO

Mô tả ngắn Meta description phải tóm tắt chính xác nội dung của trang, các từ xuất hiện trong description phải xuất hiện trong nội dung bài viết. Viết một đoạn mô tả hay sẽ vừa cung cấp thông tin, vừa gây hứng thú cho người dùng nếu họ nhìn thấy thẻ meta mô tả ngắn trong kết quả tìm kiếm.
Cấu trúc viết Mô tả ngắn tối ưu nhất bao gồm
Copy y hệt Title (như trên) + Từ khóa phụ + Nội dung hay trong bài viết
Yếu tố quan trọng đầu tiên là bạn nên chèn toàn bộ Title vào Description, để nó đầu tiên luôn, sau là thêm từ khóa phụ ngay sau nó. Cũng vẫn với lưu ý là: không spam từ khóa bằng dấu phẩy (,) để mong lên top nhiều từ khóa.




Viết sai
Một web có Tiêu đề Title tag và Description tồi tệ!

Không nên
  • Viết một thẻ meta mô tả không liên quan đến nội dung trên trang.
  • Sử dụng các mô tả chung chung như “Đây là trang web” hoặc “Trang về thuốc”.
  • Chỉ sử dụng từ khóa trong mô tả, spam mãnh liệt =))) cấm nhé.
  • Sao chép và dán toàn bộ nội dung của tài liệu vào thẻ meta mô tả.
  • Thẻ mô tả quá dài, quá lê thê không đi vào nội dung chính
Tạo mô tả riêng biệt cho mỗi trang
Việc sử dụng thẻ meta mô tả khác nhau cho mỗi trang giúp cả người dùng và Google, đặc biệt là trong các tìm kiếm mà người dùng có thể xem nhiều trang của bạn. Nếu trang web có hàng trăm, hàng chục nghìn trang, việc tạo thẻ meta mô tả theo cách thủ công có lẽ không khả thi 🙂 Trong trường hợp này, có thể tự động tạo các thẻ meta mô tả dựa trên nội dung của mỗi trang. (nói rõ ra là dùng code tự động thêm Mô tả ngắn, có sửa chữa đoạn đầu)




Kết quả SEO
Site Top đầu tìm kiếm luôn có Từ khóa ở đầu Title, Description

Không hiển thị đúng tiêu đề, mô tả

Có thể bạn đã viết title + description rất hay rất chuẩn, chỉn chu đến từng nét chứ ấy nhưng Google không nhận (index) đúng? Kết quả tìm kiếm hiện ra tiêu đề, mô tả loạn cả lên? điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, bạn cần xem lại
  • Code website đã tối ưu chuẩn SEO chưa
  • Các thẻ này đặt đúng vị trí chưa
  • Trang được index khi nào, có mới thay đổi thẻ nào không
  • Người dùng tìm kiếm từ khóa nào
  • Và một tá các lý do khác…
Sau khi kiểm tra tất cả đều đúng mà Google vẫn nhận diện sai các thẻ này? Điều này chỉ do bạn không may mắn, đúng vậy đấy. Chúng ta cung cấp gì, Google thấy gì chỉ có Google mới biết, đôi khi không thích thì nó không nhận đúng thôi 🙂 – đừng lo lắng quá, kệ nó.
Google, Bing sẽ ưu tiên hiển thị các nội dung liên quan nhất đến từ khóa mà người dùng tìm kiếm, điều này có thể làm kết quản hiện thị không đúng ý bạn. Không quan trọng, miễn bạn làm đúng chuẩn như trên là được rồi.




Viết tiêu đề, mô tả chuẩn seo
Một ví dụ viết tiêu đề, mô tả chuẩn SEO

Kết luận

Lý thuyết là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác nhỉ… đọc một mớ chữ ở trên chắc hẳn bạn đã định hình về những gì cần làm cho Title và Description rồi đúng không, tiến hành thực tế luôn đi.
Thẻ tiêu đề Meta Title và Thẻ mô tả ngắn Mete Description mang tính sống còn trong SEO, nó quyết định 20% thành công việc SEO của bạn. Hãy tính toán kỹ khi đặt bút viết nó nhé.
Chúc anh em thành công rực rỡ

Bài viết liên quan:

0 nhận xét:

Chào bạn nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại ý kiến. Nhận xét của bạn đều rất quan trọng, tôi rất vui nếu bạn để lại nhận xét của mình