Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

CloudFlare mang lại những lợi ích gì?

CloudFlare có thể xem là một trong những hệ thống CDN lớn nhất hiện nay. Nó mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau cho các blog/ website đang sử dụng. Chẳng hạn như khi có truy vấn của người dùng, các file dữ liệu tĩnh của website (CSS, JS, hình ảnh…) sẽ được gửi từ máy chủ của CloudFlare đến người dùng, giúp giảm thiểu lượng truy vấn trực tiếp đến máy chủ của hosting. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tài nguyên của host và tăng khả năng chịu tải cho website.
cloudflare-wan
Với mạng lưới máy chủ rộng khắp trên thế giới, CloudFlare sẽ đảm bảo người dùng có thể truy cập vào blog/ website của bạn một cách nhanh nhất nhờ khả năng truyền tải dữ liệu tĩnh từ máy chủ CloudFlare nằm gần nhất tới người dùng. Nó sẽ đặc biệt có lợi nếu máy chủ web của bạn đặt xa nguồn truy cập.
cloudflare-cdn
Ngoài ra, còn có rất nhiều tính năng hữu ích khác đang chờ bạn khám phá, ví dụ như: SSL miễn phí, chống DDoS, tường lửa, tối ưu dữ liệu tĩnh (CSS, JS, HTML), cân bằng tải… Tham khảo bài viết “Có nên sử dụng dịch vụ CloudFlare cho website hay không?” để biết thêm chi tiết.
Việc đăng ký CloudFlare vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần truy cập CloudFlare.com và làm theo hướng dẫn. Còn sau đây là các thiết lập cơ bản, được WP Căn bản khuyên dùng để blog/ website của bạn hoạt động ổn định và hiệu quả nhất trên CloudFlare.

Hướng dẫn sử dụng CloudFlare ổn định và hiệu quả

Dưới đây là một số thiết lập đã được chúng tôi kiểm nghiệm và khuyên dùng cho CloudFlare (gói miễn phí). Hướng dẫn chỉ bao gồm hình ảnh minh họa. Những phần không xuất hiện trong hình minh họa đồng nghĩa với việc giữ nguyên thiết lập như mặc định.

1. Tab Crypto

Thiết lập tính năng SSL (HTTPS) cho website. Xem hướng dẫn trong link tham khảo ở phần đầu của bài viết này để biết thêm chi tiết.
cloudflare-crypto-settings
Lưu ý: nếu site của bạn không sử dụng giao thức HTTPS thì nhớ tắt các mục Always use HTTPS và HTTP Strict Transport Security (HSTS) đi.

2. Tab Firewall

Thiết lập tính năng bảo mật cho website, sử dụng hệ thống IP Firewall của CloudFlare.
cloudflare-firewall-settings

3. Tab Speed

Thiết lập các tính năng tối ưu tốc độ load cho website. Trong đó quan trọng nhất là tính năng Auto Minify (CSS, JS và HTML).
cloudflare-speed-settings

4. Tab Caching

Thiết lập cache file tĩnh (hình ảnh, CSS, JS…) lên máy chủ của CloudFlare và bật tính năng cache cho trình duyệt web.
cloudflare-caching-settings

5. Tab Scrape Shield

Thiết lập bảo vệ nội dung trên website (chống scan email, chống hotlink cho hình ảnh…).
cloudflare-scrape-shield-settings

6. Các tab khác

Đối với các tab AccessWorkersPage RulesNetworkTrafficStreamCustomize và Apps, các bạn có thể giữ nguyên như mặc định, không cần quan tâm đến chúng. Bởi vì phần lớn trong số chúng là những tính năng trả tiền, gói miễn phí không sử dụng được.
Trên đây là các thiết lập mà tôi đang sử dụng để tối ưu tốc độ cho website của khách hàng. Bạn có đang sử dụng CloudFlare cho blog/ website của mình hay không? Bạn đã tối ưu nó như thế nào để mang lại hiệu suất tốt nhất? Hãy chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm sử dụng CloudFlare của bạn trong khung bình luận bên dưới.

Bài viết liên quan:

0 nhận xét:

Chào bạn nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại ý kiến. Nhận xét của bạn đều rất quan trọng, tôi rất vui nếu bạn để lại nhận xét của mình